Tin tức

Quy định mới về Danh mục phương tiện đo nhóm 2
Ngày 15/4/2024, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 03/2024/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 07/2019/TT-BKHCN).

Nội dung chủ yếu của Thông tư số 03/2024/TT-BKHCN là sửa đổi và bổ sung Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo nhóm 2, nâng tổng số chủng loại phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc kiểm soát về đo lường từ 68 lên 69 chủng loại.

Thông tư số 03/2024/TT-BKHCN đã loại bỏ Công tơ điện xoay chiều 1 pha kiểu cảm ứng ra khỏi Danh mục phương tiện đo nhóm 2; Đồng thời, Thông tư đã bổ sung thêm phương tiện đo là Thiết bị đo điện năng sạc pin xe điện vào trong Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo, cụ thể:

Theo đó, sửa đổi danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường và chu kỳ kiểm định phương tiện đo bao gồm:

– Phương tiện đo độ dài, gồm: Thước cuộn; Phương tiện đo khoảng cách quang điện có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Phương tiện đo độ sâu đáy nước có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Phương tiện đo độ sâu công trình ngầm có chu kỳ kiểm định là 24 tháng; Taximet có chu kỳ kiểm định là 18 tháng;

– Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông có chu kỳ kiểm định là 24 tháng; Phương tiện đo thủy chuẩn có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Toàn đạc điện tử có chu kỳ kiểm định là 12 tháng;

– Phương tiện đo cân gồm: Cân phân tích có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân kỹ thuật có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân đồng hồ lò xo có chu kỳ kiểm định là 24 tháng; Cân bàn; cân đĩa; cân treo dọc thép-lá đề có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân treo móc cẩu có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân ô tô có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân ô tô chuyên dùng kiểm tra tải trọng xe cơ giới có chu kỳ kiểm định là 24 tháng; Cân tàu hỏa tĩnh có chu kỳ kiểm định là 12 tháng; Cân tàu hỏa động có chu kỳ kiểm định là 24 tháng.

– Thiết bị đo điện năng xoay chiều sạc pin xe đạp điện, xe máy điện: Có chu kỳ kiểm định là 60 tháng;

– Thiết bị đo điện năng xoay chiều sạc pin xe ô tô điện: Có chu kỳ kiểm định là 36 tháng;

– Thiết bị đo điện năng một chiều sạc pin xe ô tô điện: Có chu kỳ kiểm định là 36 tháng.

Thông tư số 03/2024/TT-BKHCN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15//10/2024./.

(Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang)

Thông báo thời hạn hiệu lực của công bố hợp chuẩn hợp quy

Thực hiện Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy quy định về phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện áp dụng, công bố, cụ thể:

– Công bố hợp chuẩn và đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

– Công bố hợp quy và đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

Tuy nhiên, theo quy định Giấy chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy và Thông báo tiếp nhận công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm. Vì vậy, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng yêu cầu các doanh nghiệp rà soát hiệu lực về thời gian của Giấy chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy và Thông báo tiếp nhận công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy để thực hiện:

  1. Công bố lại/tự công bố lại và thực hiện đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà giấy chứng nhận/Thông báo tiếp nhận đã hết hiệu lực về thời gian.

(Danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà Giấy chứng nhận/Thông báo tiếp nhận đã hết hiệu lực về thời gian xem chi tiết tại Phụ lục I- danh sach to chuc het hieu luc cong bo hop chuan hop quy

  1. Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường đã đăng ký công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy.

Kịp thời thực hiện việc Công bố lại/tự công bố lại và thực hiện đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Giang đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà giấy chứng nhận/Thông báo tiếp nhận khi hết hiệu lực về thời gian.

(Danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà giấy chứng nhận/Thông báo tiếp nhận còn hiệu lực về thời gian xem chi tiết tại Phu-luc-II-danh-sach-to-chuc-con-hieu-luc-thong-bao-hop-chuan-hop-quy

Việc doanh nghiệp không thực hiện công bố lại/tự công bố lại hoặc không thực hiện đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn/công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật tương ứng mà Giấy chứng nhận/Thông báo tiếp nhận đã hết hiệu lực về thời gian khi bị phát hiện sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp; hoạt động KHCN.

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo đến các đến các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện ./.

(Nguyễn Quang Anh)

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT

Ngày 24/4, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Tham dự lễ công bố có ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm QUACERT; ông Bùi Hà Nam – Vụ trưởng Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao; PGS TS Lê Phước Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi; ông Dato Tan Yang Thai – Đại sứ Malaysia tại Việt Nam; đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện các đơn vị trực thuộc Tổng cục, cùng các bộ, ngành ở Trung ương, cơ quan ngoại giao, các tổ chức.

Ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Phát biểu tại buổi lễ công bố, ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm QUACERT cho biết, là tổ chức chứng nhận hàng đầu của Việt Nam, với định hướng phát triển là tổ chức chứng nhận quốc gia, QUACERT đã triển khai thành công rất nhiều chương trình chứng nhận như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, HACCP… QUACERT cũng đi tiên phong trong việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình chứng nhận mới đáp ứng đòi hỏi của xã hội như ISO/IEC 27001 về an toàn thông tin, ISO 50001 trong quản lý năng lượng, v.v… và gần đây là các chương trình thẩm định khí nhà kính…

“Khi được giao nhiệm vụ nghiên cứu thành lập một Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia, chúng tôi coi đây là một trọng trách lớn mà Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao phó. Vừa cảm thấy vinh dự vì được sự tin tưởng của các cấp, đồng thời chúng tôi cũng hiểu rằng phải vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại vì đây là lĩnh vực rất mới, lại có những yếu tố liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nên phải hết sức thận trọng”, ông Dũng nhấn mạnh.

Ông Trần Quốc Dũng – Giám đốc Trung tâm QUACERT.

Việc thành lập tổ chức chứng nhận Halal quốc gia là một quá trình nghiên cứu lâu dài, kỹ lưỡng, với sự tham vấn từ nhiều bộ, ngành, các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong từ năm 2023 đến nay. Trong thực tế, việc phôi thai một đơn vị như vậy đã bắt đầu từ trước đó rất lâu. Năm 2017, Trung tâm QUACERT đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu thành lập tổ chức chứng nhận Halal. Khi đó, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng hết sức ủng hộ và đồng hành. Tuy nhiên, thời điểm đó, tư duy của xã hội vẫn coi Halal là vấn đề tôn giáo thuần túy nên việc triển khai công việc còn có nhiều khó khăn. Trải qua nhiều hội thảo, diễn đàn, các cuộc trao đổi mang tính khoa học và thực tiễn, chúng ta đã thực sự chuyển đổi tư duy coi Halal là một ngành kinh tế để có được cách tiếp cận hợp lý và thiết thực hơn tới lĩnh vực này.

Sự quyết tâm xây dựng và phát triển ngành Halal của Chính phủ, đặc biệt là sự vào cuộc rất hiệu quả của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng nhiều bộ, ngành, cơ quan khác đã thúc đẩy việc nghiên cứu thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam. Năm 2022-2023 QUACERT đã chủ trì xây dựng tiêu chuẩn về tổ chức chứng nhận Halal, tiêu chuẩn đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố dưới số hiệu TCVN 13888:2023.

Cũng theo ông Dũng, trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia, QUACERT đã nghiên cứu nhiều mô hình khác nhau, lắng nghe ý kiến của chuyên gia, dự nhiều hội thảo, diễn đàn, tham quan, học hỏi thực tế từ cơ quan quản lý Hồi giáo, cơ quan phát triển Halal, tổ chức tiêu chuẩn hóa, phòng thử nghiệm Halal nước ngoài để đề ra mô hình phù hợp với thực tế của Việt Nam.

Ông Bùi Hà Nam -Vụ trưởng Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao.

Tại lễ công bố, ông Bùi Hà Nam -Vụ trưởng Vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ Ngoại giao cho biết, lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia – HALCERT là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường xây dựng và phát triển ngành Halal của Việt Nam một cách toàn diện, bài bản, chuyên nghiệp và cũng là bước triển khai quan trọng Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 14/2/2023.

Trong hơn một năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Bộ khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành, địa phương chủ động tích cực triển khai hiệu quả Đề án thông qua các biện pháp cụ thể như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước, ký kết và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể, thực chất với các quan quản lý nhà nước về Halal, các đối tác Halal tiềm năng trên toàn cầu. Các hoạt động này đã góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức ở các cấp, các ngành về tầm quan trọng của các hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal.

Trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến việc mở rộng thị trường, đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập nhiều hơn nữa vào thị trường Halal toàn cầu, việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ góp phần thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal mà còn tạo điều kiện thuận lợi và giúp doanh  nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí để thâm nhập hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

Cũng theo ông Nam, trong thời gian tới, vụ Trung Đông – Châu Phi, Bộ ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) trong việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế để huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện, bài bản, chuyên nghiệp, trong đó chú trọng tìm kiếm, kết nối hợp tác giữa Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia và các đối tác có uy tín về chứng nhận Halal trên thế giới.

Ông Dato Tan Yang Thai – Đại sứ Malaysia tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ lễ công bố, ông Dato Tan Yang Thai – Đại sứ Malaysia tại Việt Nam khẳng định, việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia với tư cách là cơ quan cấp và quản lý chứng nhận Halal cho Việt Nam sẽ mang lại một số lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một số lợi thế chính bao gồm các sản phẩm halal của Việt Nam sẽ được nâng cao danh tiếng vì chứng nhận Halal của cơ quan có thẩm quyền quốc gia có thể cải thiện hình ảnh và niềm tin của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, thể hiện cam kết về chất lượng và an toàn..

Đông đảo các đại biểu tham dự lễ công bố.

Chứng nhận Halal của cơ quan có thẩm quyền quốc gia cũng đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng luật của người Hồi giáo và được sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quốc gia xây dựng nhằm mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng Hồi giáo. Do đó, HALCERT đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh việc tuân thủ luật Hồi giáo, mang lại lợi ích cho nền kinh tế bằng cách mở cửa thị trường mới và đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng về tính an toàn và được phép của sản phẩm.

Các đại biểu tham dự nghi lễ chạm vào quả cầu đánh dấu thời khắc quan trọng của Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia.

Theo ông Hà Minh Hiệp, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ góp phần thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng nhận Halal mà còn tạo điều kiện thuận lợi và giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí để thâm nhập hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

(Theo tcvn.gov.vn)

BẢN TIN TBT SỐ 4-2024

TIN CẢNH BÁO

  • Thông báo của Cộng hòa Mondova về sản phẩm cacao
  • Thông báo của Anh về thực phẩm
  • Thông báo của Việt Nam về trạm phát sóng
  • Thông báo của Baranh về xi măng
  • Thông báo của Việt Nam về quy chuẩn kỹ thuật phụ túng xe máy
  • Thông báo của Thái Lan về thép cuộn
  • Thông báo của Kenia về chế biến thực phẩm
  • Thông báo của Kenia về rau quả
  • Thông báo của Thái Lan về sản phẩm thảo dược
  • Thông báo của Liên bang nga về dược phẩm
  • Thông báo của Châu Âu về thực phẩm
  • Thông báo của Canada về thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Thông báo của Rwanda về sản phẩm thiết yếu
  • Thông báo của Băng la đet về an toàn thực phẩm
  • Thông báo của Mỹ về hóa chất
  • Thông báo của Tanzania về sản phẩm chăm sóc da
  • Thông báo của Châu Âu về vật liệu nhựa
THÔNG TIN PHÁP LUẬT
  •  Quy định về truy suất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG – HỘI NHẬP
  • Điều kiện và thủ tục xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản
THÔNG TIN TIÊU CHUẨN
  • Danh mục các Tiêu chuẩn Quốc gia về nước
TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN
  •  Hỏi đáp về hoạt động kiểm định hiệu chuẩn

Chi tiết xem tại đây 19.4.ban tin so 04-2024

Sở KH&CN: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Ngày 11/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) cho hơn 200 đại biểu đại diện phòng chuyên môn phụ trách về KH&CN các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên; công chức/người phụ trách lĩnh vực nông – lâm nghiệp/công thương/tài chính kế toán và một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN), cơ sở có hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đ/c Triệu Ngọc Trung- Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Triệu Ngọc Trung- Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, ngày 09/11/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là một trong những văn bản cụ thể hóa công tác phối hợp về TCĐLCL ở các huyện, các xã.

Trong thực tiễn triển khai, Sở KH&CN đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các đoàn kiểm tra về TCĐLCL tại các cửa hàng xăng dầu, chợ, trung tâm thương mại, DN kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, cụ thể như: triển khai việc kiểm định lưu động tại 126 chợ trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả chợ con, chợ tạm) với tổng số 8.705 chiếc cân thông dụng; hỗ trợ cho 36 doanh nghiệp, HTX thực hiện áp dụng truy xuất nguồn gốc cho 122 sản phẩm, hàng hóa.

​Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL, một số UBND cấp huyện đã phối hợp chặt chẽ với Sở KH&CN triển khai tốt như: UBND huyện Lục Ngạn, UBND thành phố Bắc Giang, Lục Nam…. bên cạnh đó còn một số huyện chưa thật sự quan tâm đến công tác này.

Hội nghị được tổ chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị, các đại biểu được nghe các báo cáo viên của Sở KH&CN giới thiệu tổng quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng dẫn cách ghi nhãn hàng hóa cho các đối tượng cấp huyện, cấp xã; truyền đạt các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TCĐLCL.

Ngoài ra, các báo cáo viên của Sở đã triển khai đến đại biểu một số nội dung như: Quyết định số 40/2023/QĐ-UBND ngày 09/11/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Ban hành Quy chế phối hợp quản lý về TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Đề án “Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị Quyết số 43/2022/NQ-HDND của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn, công cụ, mô hình, phương pháp quản lý tiên tiến, đạt giải thưởng chất lượng, có sản phẩm, hàng hóa công bố tiêu chuẩn cơ sở, công bố hợp chuẩn và áp dụng truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030.

Đ/c Phạm Xuân Thắng- Chi cục TCĐLCL hướng dẫn nghiệp vụ về TCĐLCL

Hội nghị đã dành thời gian để các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến về thực trạng công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL tại địa phương; nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Đây là dịp để các tổ chức, cá nhân tham gia thấy rõ vai trò của TCĐLCL trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương; nắm rõ các văn bản pháp luật, các quy định thuộc thẩm quyền để kịp thời tham mưu lãnh đạo triển khai có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL tại địa phương.

Hội nghị tập huấn sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 12/4 và triển khai các nội dung tới các đại biểu của 05 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang./.

(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ)

Phát triển chuẩn đo lường quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường

Ngày 5/4, Viện Đo lường Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức hội thảo “Phát triển chuẩn đo lường quốc gia và phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường”.

Tham dự hội thảo có ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường; bà Ngô Thị Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam cùng đại diện các tổ chức, doanh nghiệp.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng cho biết, Tổng cục luôn coi đo lường là hoạt động chuẩn mực và cố gắng làm tốt nhất trong khả năng, nguồn lực, con người, điều kiện có thể. Hai năm vừa qua, hoạt động đo lường đã có những khởi sắc, có thể kể đến như: Biên tập bộ tài liệu 25 cuốn về các phép đo, phối hợp với Cục TCĐLCL Bộ Quốc phòng và các đơn vị tổ chức chương trình so sánh liên phòng, phát triển chuẩn đo lường quốc gia…

“Trước đây chúng ta tiếp cận đo lường ở phương diện khoa học và chính xác, tuy nhiên với sự phát triển của thế giới và xu thế mới, đo lường không chỉ dừng ở khoa học và chính xác mà cần tiếp cận những thứ mới. Bởi nếu không tiếp cận những thứ mới sẽ rất khó đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội và xu thế hội nhập hiện nay”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Ông Hà Minh Hiệp – Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Tại Hội thảo, ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường đã có bài tham luận liên quan đến kế hoạch triển khai thực hiện “Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030” theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Giầu, mục tiêu chung của kế hoạch thứ nhất là theo hướng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; thứ hai là đáp ứng các yêu cầu QLNN về đo lường trong giai đoạn mới; thứ ba là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng SPHH phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; thứ tư là góp phần thúc đẩy, phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Về mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2024-2025: Duy trì, bảo quản và sử dụng 48 chuẩn ĐLQG đã được phê duyệt theo QĐ 1361/QĐ-TTg – Đầu tư phát triển mới, bổ sung 08 chuẩn ĐLQG, gồm: 02 chuẩn đo lường thuộc 02 đại lượng cơ bản; 06 chuẩn đo lường thuộc 05 đại lượng dẫn xuất.

Giai đoạn 2026-2030: Đầu tư nâng cấp mở rộng phạm vi đo, nâng cao trình độ 09 chuẩn ĐLQG của 08 đại lượng đã được phê duyệt, gồm: 01 chuẩn đo lường thuộc 01 đại lượng cơ bản, 08 chuẩn đo lường thuộc 07 đại lượng dẫn xuất; Đầu tư phát triển mới, bổ sung 36 chuẩn ĐLQG của 23 đại lượng, gồm: 09 chuẩn đo lường thuộc 03 đại lượng cơ bản và 27 chuẩn đo lường thuộc 20 đại lượng dẫn xuất.

Về nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch, theo ông Giầu, thứ nhất, cần tập trung, ưu tiên nguồn lực triển khai, phát triển các chuẩn ĐLQG được phê duyệt tại Quyết định 1488/QĐ-TTg. Thứ hai, phát triển chuẩn ĐLQG đáp ứng các yêu cầu: về sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; bảo đảm chuẩn ĐLQG được dẫn xuất đến chuẩn chính đang sử dụng trong các ngành kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng; Thứ ba, đào tạo cán bộ: Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong nước và quốc tế;

Thứ tư, duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn ĐLQG: Bảo đảm độ chính xác và tính liên kết của chuẩn tới Hệ đơn vị đo quốc tế SI; Thứ năm, hợp tác quốc tế: tham gia chương trình so sánh liên phòng ở cấp quốc tế; tham gia các ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật về đo lường của OIML, BIPM, APLMF, APMP…, tham gia Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA).

Ông Trần Quý Giầu – Vụ trưởng Vụ Đo lường.

Ông Giầu cũng chỉ ra một số điểm mới như có tính khả thi cao, bảo đảm hiệu quả, tất cả kế hoạch đề ra trong quyết định này phải được thực hiện một cách chặt chẽ; Đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững; Viện ĐLVN xây dựng một bộ 25 tài liệu (23 tài liệu chuyên môn sâu về kỹ thuật đo lường); Định kỳ 3 năm tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật về chuẩn đo lường;

Xây dựng văn bản hướng dẫn duy trì bảo quản sử dụng chuẩn chính ở ĐP, giúp các địa phương khai thác và sử dụng chuẩn có hiệu quả; Công tác kiểm tra, hướng dẫn chuẩn chính của địa phương sẽ được tăng cường, đảm bảo các chuẩn đo lường được thực hiện một cách chính xác và đồng bộ trên toàn quốc; Bổ sung một số chuẩn đo lường quốc gia Thuỷ âm của Bộ Quốc phòng vào Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2030…

Trong khuôn khổ hội thảo, bà Ngô Thị Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam đã có bài giới thiệu Bộ tài liệu kỹ thuật đo lường. Theo đó, với mục tiêu chuẩn hóa và phát triển các bộ tài liệu kỹ thuật đo bao gồm kiến thức cơ bản và chuyên sâu của các lĩnh vực đo lường để làm tài liệu, phục vụ cho các hoạt động đo lường. Cụ thể, xây dựng, chuẩn hóa 25 tài liệu kỹ thuật đo cho các lĩnh vực đo lường để phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường.

Thời gian qua, Viện Đo lường Việt Nam đã thu thập và dịch tài liệu có liên quan đến bộ tài liệu kỹ thuật đo lường; Xây dựng đề cương chi tiết; Tổ chức họp góp ý kiến cho đề cương chi tiết; Hoàn thiện đề cương chi tiết; Xây dựng dự thảo tài liệu về kỹ thuật đo/đánh giá; Tổ chức hội thảo góp ý cho các dự thảo; Hoàn thiện dự thảo tài liệu sau hội thảo; Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia; Hoàn thiện dự thảo các tài liệu sau góp ý; Họp phê duyệt các dự thảo tài liệu; Hoàn thiện dự thảo tài liệu sau họp phê duyệt.

Bà Ngô Thị Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam.

Theo bà Hà, hiện nay sản phẩm tài liệu kỹ thuật đo bao gồm: Năm 2021 có 4 tài liệu là cơ sở đo lường học; Đánh giá năng lực đo lường; Kỹ thuật đo và hiệu chuẩn phương tiện đo nhiệt độ tiếp xúc; Kỹ thuật đo Rung động. Năm 2022 có 14 tài liệu bao gồm: Kỹ thuật đo độ dài – đo kích thước; Kỹ thuật đo góc; Kỹ thuật đo độ dài – đo khoảng cách trong trắc địa; Kỹ thuật đo khối lượng – cân không tự động; Kỹ thuật đo công suất điện; Kỹ thuật đo công suất cao tần; Kỹ thuật đo thời gian – tần số; Kỹ thuật đo quang thông; Kỹ thuật đo cường độ sáng; Kỹ thuật đo áp suất; Kỹ thuật đo mô men lực; Kỹ thuật đo thể tích chất lỏng tĩnh; Kỹ thuật đo lưu lượng chất lỏng trong đường ống dẫn kín; Kỹ thuật đo pH.

Năm 2023 có 7 tài liệu bao gồm: Kỹ thuật đo sai lệch hình dạng và vị trí tương quan; Kỹ thuật đo nhiệt độ không tiếp xúc; Kỹ thuật đo độ cứng; Kỹ thuật đo lưu lượng chất lỏng trong kênh hở tiêu chuẩn; Kỹ thuật đo lưu lượng khí; Kỹ thuật đo độ nhớt; Kỹ thuật đo Âm thanh.

Cũng theo bà Hà, nhiệm vụ đã hoàn thành theo đúng thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về tiến độ và các sản phẩm đúng theo yêu cầu. Đây cũng là lần đầu tiên các tài liệu về kỹ thuật đo cho lĩnh vực đo lường được xây dựng có hệ thống.

Hội thảo thu hút đông đảo tổ chức, doanh nghiệp tham gia.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Anh Sơn – Phó Viện trưởng Viện trưởng Viện Đo lường Việt Nam có bài tham luận giới thiệu chương trình so sánh liên phòng. Hội thảo cũng diễn ra phần trao đổi, thảo luận giải đáp về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động đo lường ở địa phương và đơn vị.

(Theo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

Quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Bộ Khoa học và công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Việc quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc sau:
1- Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ) được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường (sau đây viết tắt là Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ) thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.
2- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định trên được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu.
3- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật trong quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu như sau:
Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc – Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.
                                                                                                   Người tiêu dùng truy suất sản phẩm
Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc – Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc “Một bước trước – một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;
Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;
Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;
Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024. Các tổ chức, cá nhân đã xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì thực hiện việc rà soát, công bố phù hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
(Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp)
Một số quy định xuất khẩu may mặc vào thị trường Mỹ

Ở Việt Nam, ngành Công nghiệp dệt may ngày càng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân mà còn là ngành nghề giúp nước ta giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người trong xã hội. Bên cạnh đó, ngành may mặc dệt may cũng đã đóng góp rất nhiều vào ngân sách quốc gia, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực và khả quan.

(Kim Thoa)

BẢN TIN TBT SỐ 4-2024

TIN CẢNH BÁO

  • Thông báo của Cộng hòa Mondova về sản phẩm cacao
  • Thông báo của Anh về thực phẩm
  • Thông báo của Việt Nam về trạm phát sóng
  • Thông báo của Baranh về xi măng
  • Thông báo của Việt Nam về quy chuẩn kỹ thuật phụ túng xe máy
  • Thông báo của Thái Lan về thép cuộn
  • Thông báo của Kenia về chế biến thực phẩm
  • Thông báo của Kenia về rau quả
  • Thông báo của Thái Lan về sản phẩm thảo dược
  • Thông báo của Liên bang nga về dược phẩm
  • Thông báo của Châu Âu về thực phẩm
  • Thông báo của Canada về thịt và các sản phẩm từ thịt
  • Thông báo của Rwanda về sản phẩm thiết yếu
  • Thông báo của Băng la đet về an toàn thực phẩm
  • Thông báo của Mỹ về hóa chất
  • Thông báo của Tanzania về sản phẩm chăm sóc da
  • Thông báo của Châu Âu về vật liệu nhựa
THÔNG TIN PHÁP LUẬT
  •  Quy định về truy suất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG – HỘI NHẬP
  • Điều kiện và thủ tục xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản
THÔNG TIN TIÊU CHUẨN
  • Danh mục các Tiêu chuẩn Quốc gia về nước
TRAO ĐỔI – THẢO LUẬN
  •  Hỏi đáp về hoạt động kiểm định hiệu chuẩn

Chi tiết xem tại đây 19.4.ban tin so 04-2024

BẢN TIN TBT SỐ 3-2024

TIN CẢNH BÁO Thông báo của Châu Âu vê thực phẩm lạ Thông báo của Thái Lan về thịt gia cầm Thông báo của Vương Quốc Anh về thuốc thú y Thông báo của Mỹ về đường mía Thông báo của Amenia về các sản phẩm từ thịt Thông báo của Nhật Bản về các […]

BẢN TIN TBT SỐ 2-2024

  TIN CẢNH BÁO Thông báo của Ả rập về QCKT máy thu sóng truyền hình Thông báo của Philippin về các sản phẩm y tế Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về truy suất nguồn gốc cây trồng Thông báo của Ixazel về sản phẩm xi lanh Thông báo của Mỹ về xử lý […]

BẢN TIN TBT SỐ 01-2024

  TIN CẢNH BÁO Thông báo của Kazacstan về gia súc Thông báo của Ukraina về cơ sở hạ tầng Thông báo của Mỹ về hệ thống cảnh báo Thông báo của Ấn độ về sản phẩm bơ Thông báo của Hàn Quốc về bảo vệ động vật hoang dã Thông báo của Kênia về […]

BẢNG TIN TBT THÁNG 12/2023

TRONG SỐ NÀY TIN CẢNH BÁO Thông báo của Ai cập về trứng và thịt gia cầm Thông báo của Kuwait về sản phẩm thịt Thông báo của Ukraina về sản phẩm cây trồng Thông báo của Estiwani về sản phẩm bơ lạc Thông báo của Uganda về sản phẩm may mặc Thông báo của […]

BẢN TIN TBT THÁNG 11/2023

TRONG SỐ NÀY TIN CẢNH BÁO Thông báo của Ai cập về sản phẩm bê tông Thông báo của Ai cập về ghi nhán điện tử sản phẩm Thông báo của Liên Bang Nga về sản phẩm y tế Thông báo của Châu Âu về cây trồng Thông báo của Mỹ về xe bus Thông […]

BẢN TIN TBT SỐ 10-2023

Thông báo của các nước Đông Phi về sản phẩm nệm Thông báo của Ucraina về sản phẩm thực phẩm Thông báo của Macao, Trung Quốc về thực phẩm tươi sống Thông báo của các nước Đông phi về trà xanh Thông báo của các nước Đông phi về chế biến chè Thông báo của […]

BẢN TIN TBT SỐ 9-2023

TIN CẢNH BÁO Thông báo của Anh về rượu vang Thông báo của Indonesia về cá ngừ và cá mòi đóng hộp Thông báo của Indonesia về giấy thuốc lá Thông báo của Việt Nam về dự thảo QCKT thiết bị phòng cháy Thông báo của Indonesia về cách ly thực vật và cá Thông […]

BẢN TIN TBT SỐ 8

TIN CẢNH BÁO Thông báo của Ấn độ về Polyvinyl Clorua Thông báo của Kê- nia về sản phẩm tái chế Thông báo của Thái Lan về sản phẩm gia súc Thông báo của Braxin về sản phẩm tủ lạnh Thông báo của Vương Quốc Anh về sản phẩm thuốc lá Thông báo của Thái […]

BẢN TIN TBT SỐ 7-2023

  TIN CẢNH BÁO Thông báo của Amenia về dự thảo quy định về thuốc thú y Thông báo của Braxin về dự thảo quy định về sản phẩm viễn thông Thông báo của Burundi về sản phẩm cà chua Thông báo của Ucraina về nước trái cây Thông báo của Philippin về sản phẩm […]

Bản tin TBT Số 6-2023

Thông báo của Thái Lan về quy định xe động cơ cháy Thông báo của Liên minh Châu Âu về sửa đổi quy định thực hiện EU Thông báo của Thái Lan về dự thảo quy định về phương tiện cơ giới Thông báo của Canada về quy định xe ngựa và xe đẩy Thông báo […]

HOẠT ĐỘNG
 

LIÊN KẾT